Trang chủ > KINH DOANH > Cầu thủ làm kinh tế (Kỳ 1)

Cầu thủ làm kinh tế (Kỳ 1)

Tấn Trường và bạn gái tích cực kinh doanh khi còn trẻ – Ảnh: do nhân vật cung cấp

Thủ môn Bùi Tấn Trường: Sắp thành ông chủ trẻ

Nghề cầu thủ đang là một trong những nghề được xem là “thời thượng” ở Việt Nam hiện nay. Thu nhập của giới cầu thủ đang được xếp ở hàng “top ten” so với mức thu nhập bình quân của xã hội.

Chính vì vậy, ngoài tài năng trên sân cỏ, cách tiêu tiền của giới cầu thủ cũng là một trong những điều được người hâm mộ quan tâm. Có cầu thủ sử dụng số tiền tỉ của mình để mua nhà, sắm xe hơi, điện thoại di động đắt tiền. Nhưng cũng có những cầu thủ lại dùng số tiền mình có được để làm kinh tế, đầu tư vào những chiến lược kinh doanh lâu dài, tạo cơ sở nghề nghiệp vững chắc nếu chẳng may phải giải nghệ vì chấn thương hay tuổi tác. Từ số báo này, TNTT&GT sẽ giới thiệu loạt bài về những tấm gương cầu thủ đang dùng tiền có được từ bóng đá để đầu tư làm ăn kinh tế lâu dài.

Sinh ra ở vùng sông nước Lai Vung (Đồng Tháp), tuổi thơ của Tấn Trường gắn liền với những cánh đồng chạy dài, những con kênh chằng chịt. Cuộc sống thuần nông ở vùng nước lũ diễn ra trong yên bình qua từng ngày tháng. Có dịp về quê nhà Tấn Trường, mới thấy đó là một nơi dân cư sống quây quần, nhà sát bên nhà và sân đá bóng cũng không nhiều. Vậy mà nơi đó đã sản sinh ra một trong những thủ môn xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại. Cái sân bóng khá gần nhà mà ngày xưa Tấn Trường từng chập chững những bước đầu tiên trong nghề bóng, giờ đã không còn nữa vì được trưng dụng làm trường học và chợ. Đi thi đấu xa nhà, mỗi khi có dịp về với gia đình, về lại nơi mình từng lớn lên cùng trái bóng, Tấn Trường cảm thấy nhớ da diết thuở thơ ấu ngày xưa.

Bây giờ Tấn Trường đã là một cầu thủ chuyên nghiệp, là thủ môn của đội U.23 quốc gia và đã trở thành “ngôi sao” trong mắt nhiều người. Tấn Trường xác định mình phải chơi bóng thật tốt và biết sử dụng một cách hữu ích những đồng tiền mà mình có được từ bóng đá.

Cầu thủ thường xài hàng hiệu, không phải vì đua đòi nhưng vì cầu thủ thường “rủng rỉnh” hầu bao, đã mua là phải mua hàng xịn. Nhiều cầu thủ thường tậu cho mình những chiếc điện thoại đắt tiền, những chiếc máy tính xách tay vào loại “đỉnh”. Khi có trong tay những khoản tiền tỉ từ chuyển nhượng, nhiều cầu thủ ngay lập tức sắm những chiếc xe hơi thể thao thật oách để không thua bạn bè, đồng nghiệp.

Khi nhận được khoản tiền lót tay 5 tỉ đồng từ CS.Đồng Tháp để gia hạn hợp đồng mới đây, nhiều người cũng nghĩ Tấn Trường sẽ mua nhà thành phố, sắm xe hơi đắt tiền như những “ngôi sao” khác. Thế nhưng, Tấn Trường lại không không làm thế, anh cho biết: “Tôi không sắm xe hơi xịn đâu bởi nó không cần thiết. Tôi vẫn thích di chuyển bằng xe gắn máy, nó tiện lợi và tôi cũng đã dùng quen rồi”. Tấn Trường cũng mua xe, nhưng đó không phải là những chiếc xe thể thao đắt tiền mà là một “con” Mercedes 16 chỗ. Khi còn cơ hàn, anh trai Tấn Trường là Bùi Tấn Khoa rất thương em và luôn nâng đỡ cho Tấn Trường từng bước trong cuộc sống. Tấn Trường nghĩ giờ đã đến lúc mình có thể đáp đền tình cảm của anh mình. Anh Khoa vốn là một tài xế xe khách. Khi có tiền tỉ, Tấn Trường liền nghĩ ngay đến việc mua chiếc xe 16 chỗ để anh mình có thể kinh doanh dịch vụ, có được công việc và một nguồn thu nhập ổn định.

Cũng giống như một số đồng nghiệp đã từng thành công, Tấn Trường quyết định sẽ tham gia vào lĩnh vực xây dựng sân cỏ nhân tạo. Anh sẽ bắt đầu từ chính quê hương Đồng Tháp của mình: “Giới trẻ ngày càng đam mê chơi thể thao. Tôi cảm thấy ở thành phố Cao Lãnh nhu cầu chơi bóng đá của người dân rất lớn nhưng chưa có nhiều sân cỏ nhân tạo. Trong thời gian tới, tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này và tin rằng sẽ thành công. Giá thuê sân cỏ nhân tạo ở TP.HCM hiện nay vào khoảng 300 ngàn đồng/giờ. Nhưng mức thu nhập của người dân Đồng Tháp còn thấp nên tôi dự định sẽ lấy giá “mềm” hơn. Sân cho thuê sẽ mang tên tôi và tôi hy vọng điều đó sẽ giúp mình được ủng hộ nhiều hơn”.

Kinh doanh sân cỏ nhân tạo cũng chỉ mới là kế hoạch đang ấp ủ của Tấn Trường. Còn một dự định khác mà Tấn Trường đã thực hiện. Đó là một cửa hàng internet ở thành phố Cao Lãnh. Tiệm internet mang tên Tấn Trường nhưng lại được người yêu Ngọc Liên của anh quản lý. Tiệm internet mới toanh này gồm 21 máy. Ngọc Liên lại đang theo học ngành công nghệ thông tin nên Tấn Trưòng muốn người yêu mình có dịp “kiểm tra tay nghề”. Sắp tốt nghiệp, Ngọc Liên vẫn cứ ngày đến trường ngày trông coi tiệm internet, doanh thu dù chẳng đáng kể nhưng cũng đủ giúp chàng thủ môn này có thêm thú vui và cơ hội tập tành làm ông chủ.

Theo báo Thanh Niên
http://www.thanhnien.com.vn/thethao/Pages/201014/20100331103035.aspx

31/03/2010 10:30

Tấn Trường và bạn gái tích cực kinh doanh khi còn trẻ – Ảnh: do nhân vật cung cấp

Thủ môn Bùi Tấn Trường: Sắp thành ông chủ trẻ

Nghề cầu thủ đang là một trong những nghề được xem là “thời thượng” ở Việt Nam hiện nay. Thu nhập của giới cầu thủ đang được xếp ở hàng “top ten” so với mức thu nhập bình quân của xã hội.

Chính vì vậy, ngoài tài năng trên sân cỏ, cách tiêu tiền của giới cầu thủ cũng là một trong những điều được người hâm mộ quan tâm. Có cầu thủ sử dụng số tiền tỉ của mình để mua nhà, sắm xe hơi, điện thoại di động đắt tiền. Nhưng cũng có những cầu thủ lại dùng số tiền mình có được để làm kinh tế, đầu tư vào những chiến lược kinh doanh lâu dài, tạo cơ sở nghề nghiệp vững chắc nếu chẳng may phải giải nghệ vì chấn thương hay tuổi tác. Từ số báo này, TNTT&GT sẽ giới thiệu loạt bài về những tấm gương cầu thủ đang dùng tiền có được từ bóng đá để đầu tư làm ăn kinh tế lâu dài.

Sinh ra ở vùng sông nước Lai Vung (Đồng Tháp), tuổi thơ của Tấn Trường gắn liền với những cánh đồng chạy dài, những con kênh chằng chịt. Cuộc sống thuần nông ở vùng nước lũ diễn ra trong yên bình qua từng ngày tháng. Có dịp về quê nhà Tấn Trường, mới thấy đó là một nơi dân cư sống quây quần, nhà sát bên nhà và sân đá bóng cũng không nhiều. Vậy mà nơi đó đã sản sinh ra một trong những thủ môn xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại. Cái sân bóng khá gần nhà mà ngày xưa Tấn Trường từng chập chững những bước đầu tiên trong nghề bóng, giờ đã không còn nữa vì được trưng dụng làm trường học và chợ. Đi thi đấu xa nhà, mỗi khi có dịp về với gia đình, về lại nơi mình từng lớn lên cùng trái bóng, Tấn Trường cảm thấy nhớ da diết thuở thơ ấu ngày xưa.

Bây giờ Tấn Trường đã là một cầu thủ chuyên nghiệp, là thủ môn của đội U.23 quốc gia và đã trở thành “ngôi sao” trong mắt nhiều người. Tấn Trường xác định mình phải chơi bóng thật tốt và biết sử dụng một cách hữu ích những đồng tiền mà mình có được từ bóng đá.

Cầu thủ thường xài hàng hiệu, không phải vì đua đòi nhưng vì cầu thủ thường “rủng rỉnh” hầu bao, đã mua là phải mua hàng xịn. Nhiều cầu thủ thường tậu cho mình những chiếc điện thoại đắt tiền, những chiếc máy tính xách tay vào loại “đỉnh”. Khi có trong tay những khoản tiền tỉ từ chuyển nhượng, nhiều cầu thủ ngay lập tức sắm những chiếc xe hơi thể thao thật oách để không thua bạn bè, đồng nghiệp.

Khi nhận được khoản tiền lót tay 5 tỉ đồng từ CS.Đồng Tháp để gia hạn hợp đồng mới đây, nhiều người cũng nghĩ Tấn Trường sẽ mua nhà thành phố, sắm xe hơi đắt tiền như những “ngôi sao” khác. Thế nhưng, Tấn Trường lại không không làm thế, anh cho biết: “Tôi không sắm xe hơi xịn đâu bởi nó không cần thiết. Tôi vẫn thích di chuyển bằng xe gắn máy, nó tiện lợi và tôi cũng đã dùng quen rồi”. Tấn Trường cũng mua xe, nhưng đó không phải là những chiếc xe thể thao đắt tiền mà là một “con” Mercedes 16 chỗ. Khi còn cơ hàn, anh trai Tấn Trường là Bùi Tấn Khoa rất thương em và luôn nâng đỡ cho Tấn Trường từng bước trong cuộc sống. Tấn Trường nghĩ giờ đã đến lúc mình có thể đáp đền tình cảm của anh mình. Anh Khoa vốn là một tài xế xe khách. Khi có tiền tỉ, Tấn Trường liền nghĩ ngay đến việc mua chiếc xe 16 chỗ để anh mình có thể kinh doanh dịch vụ, có được công việc và một nguồn thu nhập ổn định.

Cũng giống như một số đồng nghiệp đã từng thành công, Tấn Trường quyết định sẽ tham gia vào lĩnh vực xây dựng sân cỏ nhân tạo. Anh sẽ bắt đầu từ chính quê hương Đồng Tháp của mình: “Giới trẻ ngày càng đam mê chơi thể thao. Tôi cảm thấy ở thành phố Cao Lãnh nhu cầu chơi bóng đá của người dân rất lớn nhưng chưa có nhiều sân cỏ nhân tạo. Trong thời gian tới, tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này và tin rằng sẽ thành công. Giá thuê sân cỏ nhân tạo ở TP.HCM hiện nay vào khoảng 300 ngàn đồng/giờ. Nhưng mức thu nhập của người dân Đồng Tháp còn thấp nên tôi dự định sẽ lấy giá “mềm” hơn. Sân cho thuê sẽ mang tên tôi và tôi hy vọng điều đó sẽ giúp mình được ủng hộ nhiều hơn”.

Kinh doanh sân cỏ nhân tạo cũng chỉ mới là kế hoạch đang ấp ủ của Tấn Trường. Còn một dự định khác mà Tấn Trường đã thực hiện. Đó là một cửa hàng internet ở thành phố Cao Lãnh. Tiệm internet mang tên Tấn Trường nhưng lại được người yêu Ngọc Liên của anh quản lý. Tiệm internet mới toanh này gồm 21 máy. Ngọc Liên lại đang theo học ngành công nghệ thông tin nên Tấn Trưòng muốn người yêu mình có dịp “kiểm tra tay nghề”. Sắp tốt nghiệp, Ngọc Liên vẫn cứ ngày đến trường ngày trông coi tiệm internet, doanh thu dù chẳng đáng kể nhưng cũng đủ giúp chàng thủ môn này có thêm thú vui và cơ hội tập tành làm ông chủ.

Chuyên mục:KINH DOANH
  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này