Lưu trữ

Archive for the ‘KINH DOANH’ Category

ĐẦU TƯ SÂN CỎ NHÂN TẠO: LỢI NHUẬN, RỦI RO HAY ẢO TƯỞNG?

[Thanh Thịnh] Trong thời gian qua, chắc bạn cũng đã nghe rất nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của ĐẦU TƯ SÂN CỎ NHÂN TẠO. Qua quá trình tư vấn, tôi tổng kết những ý kiến sau đây:

– Sân cỏ nhân tạo đã hết thời: lợi nhuận không còn hấp dẫn, phong trào đi xuống.(Không còn 70%/năm như trước đây).

– Mức độ cạnh tranh sân cỏ nhân tạo trở nên rất khốc liệt. (Tôi đã chứng kiến: Trong vòng 1 tháng, đã xuất hiện 4 sân cỏ nhân tạo trong một xã).

– Bỏ ra tiền cục, lấy lại tiền cắc.(Giống như đổi tiền lẻ cho được nhiều tờ, đầy túi!!!)

– Rủi ro: thời gian khai thác quá ngắn, chưa thu hồi vốn thì đã hư (Như thằn lằn tự ăn đuôi).

Bạn cũng đang có những thắc mắc giống như vậy??? Bạn cũng đang rất lo ngại về đầu tư  sân cỏ nhân tạo???

Theo kinh nghiệm, tôi thấy rằng, sự thật là các ý kiến trên đều đúng. Nhưng câu hỏi tiếp theo là ĐIỀU ĐÓ ĐÚNG VỚI AI??? Nếu là với bạn, tôi cũng khuyên bạn, nên tìm một lĩnh vực khác phù hợp hơn để đầu tư.

Trước khi đầu tư, tôi thường hay nói về một số thứ xung quanh lĩnh vực đó chứ chưa đề cập trực tiếp đến ngay. Bởi tôi biết, bạn sẽ thành công trong đầu tư bạn cần phải biết nhiều thứ hơn chứ không phải chỉ là sân cỏ nhân tạo. Tôi tạm gọi đó là: TƯ DUY ĐẦU TƯ.

Lâu nay, bạn chỉ nghĩ rằng: xây một sân cỏ nhân tạo xong, chờ khách tới thuê sau đó thu tiền. QUÁ DỄ phải không bạn?. Hoặc thấy nhà bên cạnh hoặc gần đó làm được TẠI SAO MÌNH KHÔNG LÀM? Thế là, nhà nhà đầu tư sân cỏ nhân tạo mà không hiểu rằng: cái nào cũng có giới hạn và yếu điểm của nó.

Tâm lý lâu nay mà ông cha đã đúc kết: “Thấy họ ăn củ khoai cũng vác mai đi đào” hay “tâm lý bầy đàn” sớm muộn gì cũng gánh lấy thất bại.

Vậy bạn thấy rằng: Thất bại là do lỗi của tư duy đầu tư của bạn chứ không phải do sân cỏ nhân tạo.

Với kinh nghiệm của mình, những thành công của các chủ đầu tư đã làm, tôi cũng chia sẽ cùng bạn để đầu tư thành công trong lĩnh vực sân cỏ nhân tạo.

Trước khi viết ra điều này, tôi đã từng băn khoăn: TẠI SAO NGƯỜI NÀY THÌ THU ĐƯỢC NHIỀU TIỀN NHƯNG NGƯỜI KIA THÌ KHÔNG? Điều tôi mong muốn, nếu bạn đam mê lĩnh vực sân cỏ nhân tạo, bạn sẽ đầu tư thành công.

Để đầu tư thành công sân cỏ nhân tạo, bạn cần phải:

1) Khảo sát kỹ lưỡng khu vực xung quanh bạn, liệu có nhiều người thích bóng đá hay không? (Dấu hiệu: nhiều quán cà phê thường mở kênh bóng đá).

Đây là một kinh nghiệm thực tế ở Tây Ninh, khi mà khu vực này, người dân không có phong trào bóng đá, khi đầu tư, dù là sân duy nhất nhưng vẫn ít khách.

2) Vị trí mặt bằng: Dĩ nhiên, mặt bằng là rất quan trọng. Nhưng một yếu tố cơ bản: vị trí phải là chỗ tập trung đông người, vui nhộn thì mức độ thành công là rất lớn.

3) Khuyến mãi: đây là việc phải làm trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Thật không hiểu nỗi, có những chủ đầu tư, thà bỏ không sân trong giờ thấp điểm nhất quyết không chịu giảm giá hay tặng giờ cho khách. Bạn cũng nên lưu ý điểm này.

4) Đầu tư đúng mức: Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hay người có kinh nghiệm để đầu tư đúng mức. Tức là không thiếu và không thừa. Có một số người đầu tư quá hoành tráng, số tiền đội lên khủng khiếp cho những hạng mục không phải là cần thiết. Hậu quả là: thời gian thu hồi vốn kéo dài.

5) Đặt ra mục tiêu cho mình: bao nhiêu là được. Một số chủ đầu tư kỳ vọng quá cao để rồi thất vọng cũng tràn trề. Bạn phải tính toán trước bao nhiêu là được với bạn. Cũng giống như việc than vãn: bỏ tiền cục thu tiền cắc.

Tôi xin hỏi bạn: hiện nay lãi suất ngân hàng là 8%/năm trong khi đó, sau 2 năm thu hồi vốn, lợi nhuận từ sân bóng là hơn 70%/năm, bạn có muốn thu tiền cắc không???

Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về sân cỏ nhân tạo và đầu tư thành công trong lĩnh vực này.

Một số đơn vị sử dụng thông tin của Thanh Thịnh nhằm trục lợi

Nhằm phục vụ cộng đồng cũng như khách hàng tốt hơn, thời gian vừa qua Thanh Thịnh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đã cung cấp một lượng lớn thông tin hữu ích về lĩnh vực sân cỏ nhân tạo dựa trên những kinh nghiệm đã thực hiện nhiều dự án sân bóng đá mini cỏ nhân tạo. Những thông tin này chứa đựng những bí quyết, sự tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của Thanh Thịnh. Nó đều xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc, những trăn trở của khách hàng và Thanh Thịnh trong quá trình thi công nhiều sân cỏ nhân tạo tại Việt Nam.
Xét thấy đây cũng là nghĩa vụ của Thanh Thịnh phục vụ cộng đồng nên quyết định công bố các thông tin trên xuất phát từ Thanh Thịnh hoặc sử dụng những thông tin ghi rõ nguồn gốc nhằm làm phong phú thêm thông tin hữu ích về lĩnh vực này và không nhằm mục đích trục lợi hay gây ra sự hiểu lầm.
Chính do có tính cộng đồng (mở) như vậy, hiện nay có một số đơn vị đã lợi dụng để sử dụng các thông tin nhằm gây rối loạn thông tin, mập mờ  nhằm trục lợi.
Chính vì vậy, một lần nữa, Thanh Thịnh xin lưu ý khách hàng xem xét kỹ những thông tin từ những website hay blog sau đây đã sử dụng thông tin của Thanh Thịnh, xemtại: http://conhantaobongda.blogspot.com/2010/09/mot-so-on-vi-su-dung-thong-tin-cua.html
Trương Đình Long
CTHĐTV, Giám đốc Thanh Thịnh., ltd

Cầu thủ làm kinh tế (Kỳ 1)

Tấn Trường và bạn gái tích cực kinh doanh khi còn trẻ – Ảnh: do nhân vật cung cấp

Thủ môn Bùi Tấn Trường: Sắp thành ông chủ trẻ

Nghề cầu thủ đang là một trong những nghề được xem là “thời thượng” ở Việt Nam hiện nay. Thu nhập của giới cầu thủ đang được xếp ở hàng “top ten” so với mức thu nhập bình quân của xã hội.

Chính vì vậy, ngoài tài năng trên sân cỏ, cách tiêu tiền của giới cầu thủ cũng là một trong những điều được người hâm mộ quan tâm. Có cầu thủ sử dụng số tiền tỉ của mình để mua nhà, sắm xe hơi, điện thoại di động đắt tiền. Nhưng cũng có những cầu thủ lại dùng số tiền mình có được để làm kinh tế, đầu tư vào những chiến lược kinh doanh lâu dài, tạo cơ sở nghề nghiệp vững chắc nếu chẳng may phải giải nghệ vì chấn thương hay tuổi tác. Từ số báo này, TNTT&GT sẽ giới thiệu loạt bài về những tấm gương cầu thủ đang dùng tiền có được từ bóng đá để đầu tư làm ăn kinh tế lâu dài.

Sinh ra ở vùng sông nước Lai Vung (Đồng Tháp), tuổi thơ của Tấn Trường gắn liền với những cánh đồng chạy dài, những con kênh chằng chịt. Cuộc sống thuần nông ở vùng nước lũ diễn ra trong yên bình qua từng ngày tháng. Có dịp về quê nhà Tấn Trường, mới thấy đó là một nơi dân cư sống quây quần, nhà sát bên nhà và sân đá bóng cũng không nhiều. Vậy mà nơi đó đã sản sinh ra một trong những thủ môn xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại. Cái sân bóng khá gần nhà mà ngày xưa Tấn Trường từng chập chững những bước đầu tiên trong nghề bóng, giờ đã không còn nữa vì được trưng dụng làm trường học và chợ. Đi thi đấu xa nhà, mỗi khi có dịp về với gia đình, về lại nơi mình từng lớn lên cùng trái bóng, Tấn Trường cảm thấy nhớ da diết thuở thơ ấu ngày xưa.

Bây giờ Tấn Trường đã là một cầu thủ chuyên nghiệp, là thủ môn của đội U.23 quốc gia và đã trở thành “ngôi sao” trong mắt nhiều người. Tấn Trường xác định mình phải chơi bóng thật tốt và biết sử dụng một cách hữu ích những đồng tiền mà mình có được từ bóng đá.

Cầu thủ thường xài hàng hiệu, không phải vì đua đòi nhưng vì cầu thủ thường “rủng rỉnh” hầu bao, đã mua là phải mua hàng xịn. Nhiều cầu thủ thường tậu cho mình những chiếc điện thoại đắt tiền, những chiếc máy tính xách tay vào loại “đỉnh”. Khi có trong tay những khoản tiền tỉ từ chuyển nhượng, nhiều cầu thủ ngay lập tức sắm những chiếc xe hơi thể thao thật oách để không thua bạn bè, đồng nghiệp.

Khi nhận được khoản tiền lót tay 5 tỉ đồng từ CS.Đồng Tháp để gia hạn hợp đồng mới đây, nhiều người cũng nghĩ Tấn Trường sẽ mua nhà thành phố, sắm xe hơi đắt tiền như những “ngôi sao” khác. Thế nhưng, Tấn Trường lại không không làm thế, anh cho biết: “Tôi không sắm xe hơi xịn đâu bởi nó không cần thiết. Tôi vẫn thích di chuyển bằng xe gắn máy, nó tiện lợi và tôi cũng đã dùng quen rồi”. Tấn Trường cũng mua xe, nhưng đó không phải là những chiếc xe thể thao đắt tiền mà là một “con” Mercedes 16 chỗ. Khi còn cơ hàn, anh trai Tấn Trường là Bùi Tấn Khoa rất thương em và luôn nâng đỡ cho Tấn Trường từng bước trong cuộc sống. Tấn Trường nghĩ giờ đã đến lúc mình có thể đáp đền tình cảm của anh mình. Anh Khoa vốn là một tài xế xe khách. Khi có tiền tỉ, Tấn Trường liền nghĩ ngay đến việc mua chiếc xe 16 chỗ để anh mình có thể kinh doanh dịch vụ, có được công việc và một nguồn thu nhập ổn định.

Cũng giống như một số đồng nghiệp đã từng thành công, Tấn Trường quyết định sẽ tham gia vào lĩnh vực xây dựng sân cỏ nhân tạo. Anh sẽ bắt đầu từ chính quê hương Đồng Tháp của mình: “Giới trẻ ngày càng đam mê chơi thể thao. Tôi cảm thấy ở thành phố Cao Lãnh nhu cầu chơi bóng đá của người dân rất lớn nhưng chưa có nhiều sân cỏ nhân tạo. Trong thời gian tới, tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này và tin rằng sẽ thành công. Giá thuê sân cỏ nhân tạo ở TP.HCM hiện nay vào khoảng 300 ngàn đồng/giờ. Nhưng mức thu nhập của người dân Đồng Tháp còn thấp nên tôi dự định sẽ lấy giá “mềm” hơn. Sân cho thuê sẽ mang tên tôi và tôi hy vọng điều đó sẽ giúp mình được ủng hộ nhiều hơn”.

Kinh doanh sân cỏ nhân tạo cũng chỉ mới là kế hoạch đang ấp ủ của Tấn Trường. Còn một dự định khác mà Tấn Trường đã thực hiện. Đó là một cửa hàng internet ở thành phố Cao Lãnh. Tiệm internet mang tên Tấn Trường nhưng lại được người yêu Ngọc Liên của anh quản lý. Tiệm internet mới toanh này gồm 21 máy. Ngọc Liên lại đang theo học ngành công nghệ thông tin nên Tấn Trưòng muốn người yêu mình có dịp “kiểm tra tay nghề”. Sắp tốt nghiệp, Ngọc Liên vẫn cứ ngày đến trường ngày trông coi tiệm internet, doanh thu dù chẳng đáng kể nhưng cũng đủ giúp chàng thủ môn này có thêm thú vui và cơ hội tập tành làm ông chủ.

Theo báo Thanh Niên
http://www.thanhnien.com.vn/thethao/Pages/201014/20100331103035.aspx

31/03/2010 10:30

Tấn Trường và bạn gái tích cực kinh doanh khi còn trẻ – Ảnh: do nhân vật cung cấp

Thủ môn Bùi Tấn Trường: Sắp thành ông chủ trẻ

Nghề cầu thủ đang là một trong những nghề được xem là “thời thượng” ở Việt Nam hiện nay. Thu nhập của giới cầu thủ đang được xếp ở hàng “top ten” so với mức thu nhập bình quân của xã hội.

Chính vì vậy, ngoài tài năng trên sân cỏ, cách tiêu tiền của giới cầu thủ cũng là một trong những điều được người hâm mộ quan tâm. Có cầu thủ sử dụng số tiền tỉ của mình để mua nhà, sắm xe hơi, điện thoại di động đắt tiền. Nhưng cũng có những cầu thủ lại dùng số tiền mình có được để làm kinh tế, đầu tư vào những chiến lược kinh doanh lâu dài, tạo cơ sở nghề nghiệp vững chắc nếu chẳng may phải giải nghệ vì chấn thương hay tuổi tác. Từ số báo này, TNTT&GT sẽ giới thiệu loạt bài về những tấm gương cầu thủ đang dùng tiền có được từ bóng đá để đầu tư làm ăn kinh tế lâu dài.

Sinh ra ở vùng sông nước Lai Vung (Đồng Tháp), tuổi thơ của Tấn Trường gắn liền với những cánh đồng chạy dài, những con kênh chằng chịt. Cuộc sống thuần nông ở vùng nước lũ diễn ra trong yên bình qua từng ngày tháng. Có dịp về quê nhà Tấn Trường, mới thấy đó là một nơi dân cư sống quây quần, nhà sát bên nhà và sân đá bóng cũng không nhiều. Vậy mà nơi đó đã sản sinh ra một trong những thủ môn xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại. Cái sân bóng khá gần nhà mà ngày xưa Tấn Trường từng chập chững những bước đầu tiên trong nghề bóng, giờ đã không còn nữa vì được trưng dụng làm trường học và chợ. Đi thi đấu xa nhà, mỗi khi có dịp về với gia đình, về lại nơi mình từng lớn lên cùng trái bóng, Tấn Trường cảm thấy nhớ da diết thuở thơ ấu ngày xưa.

Bây giờ Tấn Trường đã là một cầu thủ chuyên nghiệp, là thủ môn của đội U.23 quốc gia và đã trở thành “ngôi sao” trong mắt nhiều người. Tấn Trường xác định mình phải chơi bóng thật tốt và biết sử dụng một cách hữu ích những đồng tiền mà mình có được từ bóng đá.

Cầu thủ thường xài hàng hiệu, không phải vì đua đòi nhưng vì cầu thủ thường “rủng rỉnh” hầu bao, đã mua là phải mua hàng xịn. Nhiều cầu thủ thường tậu cho mình những chiếc điện thoại đắt tiền, những chiếc máy tính xách tay vào loại “đỉnh”. Khi có trong tay những khoản tiền tỉ từ chuyển nhượng, nhiều cầu thủ ngay lập tức sắm những chiếc xe hơi thể thao thật oách để không thua bạn bè, đồng nghiệp.

Khi nhận được khoản tiền lót tay 5 tỉ đồng từ CS.Đồng Tháp để gia hạn hợp đồng mới đây, nhiều người cũng nghĩ Tấn Trường sẽ mua nhà thành phố, sắm xe hơi đắt tiền như những “ngôi sao” khác. Thế nhưng, Tấn Trường lại không không làm thế, anh cho biết: “Tôi không sắm xe hơi xịn đâu bởi nó không cần thiết. Tôi vẫn thích di chuyển bằng xe gắn máy, nó tiện lợi và tôi cũng đã dùng quen rồi”. Tấn Trường cũng mua xe, nhưng đó không phải là những chiếc xe thể thao đắt tiền mà là một “con” Mercedes 16 chỗ. Khi còn cơ hàn, anh trai Tấn Trường là Bùi Tấn Khoa rất thương em và luôn nâng đỡ cho Tấn Trường từng bước trong cuộc sống. Tấn Trường nghĩ giờ đã đến lúc mình có thể đáp đền tình cảm của anh mình. Anh Khoa vốn là một tài xế xe khách. Khi có tiền tỉ, Tấn Trường liền nghĩ ngay đến việc mua chiếc xe 16 chỗ để anh mình có thể kinh doanh dịch vụ, có được công việc và một nguồn thu nhập ổn định.

Cũng giống như một số đồng nghiệp đã từng thành công, Tấn Trường quyết định sẽ tham gia vào lĩnh vực xây dựng sân cỏ nhân tạo. Anh sẽ bắt đầu từ chính quê hương Đồng Tháp của mình: “Giới trẻ ngày càng đam mê chơi thể thao. Tôi cảm thấy ở thành phố Cao Lãnh nhu cầu chơi bóng đá của người dân rất lớn nhưng chưa có nhiều sân cỏ nhân tạo. Trong thời gian tới, tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này và tin rằng sẽ thành công. Giá thuê sân cỏ nhân tạo ở TP.HCM hiện nay vào khoảng 300 ngàn đồng/giờ. Nhưng mức thu nhập của người dân Đồng Tháp còn thấp nên tôi dự định sẽ lấy giá “mềm” hơn. Sân cho thuê sẽ mang tên tôi và tôi hy vọng điều đó sẽ giúp mình được ủng hộ nhiều hơn”.

Kinh doanh sân cỏ nhân tạo cũng chỉ mới là kế hoạch đang ấp ủ của Tấn Trường. Còn một dự định khác mà Tấn Trường đã thực hiện. Đó là một cửa hàng internet ở thành phố Cao Lãnh. Tiệm internet mang tên Tấn Trường nhưng lại được người yêu Ngọc Liên của anh quản lý. Tiệm internet mới toanh này gồm 21 máy. Ngọc Liên lại đang theo học ngành công nghệ thông tin nên Tấn Trưòng muốn người yêu mình có dịp “kiểm tra tay nghề”. Sắp tốt nghiệp, Ngọc Liên vẫn cứ ngày đến trường ngày trông coi tiệm internet, doanh thu dù chẳng đáng kể nhưng cũng đủ giúp chàng thủ môn này có thêm thú vui và cơ hội tập tành làm ông chủ.

Chuyên mục:KINH DOANH

Kỳ 2: Tâm lý của dân phủi và kinh nghiệm kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo hiện nay

1. Tâm lý của dân phủi
Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào, người kinh doanh phải am hiểu khách hàng của mình là ai, họ muốn những gì. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dĩ nhiên người kinh doanh sẽ nắm chắc phần thắng. Trong kinh doanh sân mini cỏ nhân tạo cũng vậy, tâm lý chung dân phủi của từng vùng miền là rất quan trọng. Sau khi quan sát, chúng tôi xin liệt kê ra đây những yếu tố tâm lý cơ bản:
– Môn bóng đá là môn tập thể. Nghĩa là cần phải từ 5~10 người mới có thể chơi được.
– Càng đông, càng vui, càng thử thách càng chơi lâu.
– Dù sao, môn bóng đá cũng theo trào lưu, phong trào. Nó gắn liền với một tổ chức tại địa phương như: hội thanh niên, hội trung niên, đội bóng đá phường/xã/công ty…
– Ngoài việc chơi bóng để nâng cao thể lực còn có yếu tố kỹ thuật, chiến thuật.
– Nếu là cá nhân phải ổn định về kinh tế (tính ra, việc chơi bóng cũng khá tốn tiền). Nếu là tập thể, cơ quan thì phải có phong trào thể dục, thể thao mạnh.
2. Kinh nghiệm kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo
Dựa vào những yếu tố tâm lý cơ bản này, người kinh doanh có thể đưa ra những đối sách để đáp ứng những yêu cầu trên:
– Tính tập thể trong đội bóng được khai thác tối đa. Trong đội bóng sẽ có đội trưởng chịu trách nhiệm đặt sân, bố trí giờ giấc. Như vậy, đội trưởng sẽ quyết định đặt sân nào. Người kinh doanh tập trung chăm sóc đội trưởng bằng nhiều cách: giảm giá, trích hoa hồng, tặng vé ưu đãi…
Trong trường hợp khách lẽ có nhu cầu đá bóng nhưng chưa tìm được đội để đá, người quản lý sân phải biết thành lập một đội gồm những người khách như vậy, bổ nhiệm đội trưởng để họ có thể được chơi bóng.
– Việc thu hút được nhiều đội chơi, người quản lý sân sẽ linh hoạt cáp đội, thay đổi đội đá đối kháng. Tránh trường hợp đá chung đội trong một thời gian dài tạo cảm giác nhàm chán. Nghĩa là tạo không khí thi đấu, tranh dành…Làm như vậy, sẽ tạo ra phong trào đá bóng lâu dài và bền vững hơn.
– Để tránh trường hợp đá hoài không cải tiện được trình độ chơi bóng làm tâm lý cầu thủ chán nản, có thể bỏ cuộc nữa chừng, người quản lý phải linh hoạt, phải có nghiệp vụ huấn luyện họ những kiến thức, kỹ năng chơi bóng, chiến thuật cơ bản. Làm như vậy vừa giữ chân khách vừa có thêm một khoản thu nhập cho chính người quản lý.
– Khách hàng chủ yếu và ổn định nhất vẫn là công chức làm việc cho các cơ quan, công ty. Đối tượng này thường đá bóng trong giờ cố định. Người kinh doanh tập trung vào khách hàng này. Có nhiều hình thức như làm hợp đồng dài hạn, những ưu đãi đặc biệt…
– Là khách hàng công ty, nên ký hợp đồng dài hạn kèm theo những ưu đãi đặc biệt như treo bảng quảng cáo công ty trong sân bóng, tổ chức giải thi đấu trong nội bộ….
– Thường xuyên tổ chức những giải thi đấu phong trào. Phải có nghiệp vụ tổ chức giải chuyên nghiệp, an toàn. Tránh những xung đột không đáng có xảy ra, các giải đấu phải có trọng tài, bảo vệ giải đấu…

Bạn muốn trao đổi hay đóng góp ý kiến, xin đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi: conhantao@horeca.vn
hoặc Mr Nhã: 0989032612,

Kinh doanh sân mini cỏ nhân tạo: những điều cơ bản cần biết (kỳ 1)

Hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng đã có kinh doanh sân bóng đá mini cỏ nhân tạo. Ở TP.HCM, chỉ trong vòng 6 tháng đã có hơn 300 sân xuất hiện. Một con số chóng mặt. Hiện tại con số này còn tăng lên từng ngày. Một số tỉnh cũng vậy, số lượng sân bóng ngày càng nhiều thêm. Fan của quả bóng tròn rất mừng với đà phát triển này. Còn chủ đầu tư mới, với tình trạng này, đôi khi cũng làm nản lòng hay chùn chân trong hoạch định đầu tư của mình.
Những thuận lợi và băn khoăn
Với chút kinh nghiệm làm sân cho khách hàng, Thanh Thịnh cùng các chủ đầu tư tương lai (lẫn chủ đầu tư đã làm) nguyên nhân nào đã có sự phát triển ồ ạt trên. Theo nhận định của chúng tôi, một số lý do sau:
– Đã quá thiếu sân chơi, khu tập thể dục thể thao công cộng hoặc nếu có cũng đã xuống cấp, nhu cầu tập thể lực cao,
– Bóng đá là môn thể thao vua, số lượng fan thuộc hàng khủng do xuất hiện ngày càng nhiều các giải bóng đá có chất lượng như: Ngoại hạng Anh, La Liga, Lega Calcio, V-League, World Cup, Euro Cup…
– Việc kinh doanh và quản lý sân bóng tương đối đơn giản,
– Và cuối cùng và quan trọng nhất là lợi nhuận tương đối cao so với các ngành khác,
Và sau đây là về những lo ngại của những khách hàng mà Thanh Thịnh có dịp tiếp xúc :
– Liệu đây có phải phong trào không bền vững? Hay cũng như các phong trào bida, tenis, bóng chuyền…có thời quá thịnh nhưng cũng nhanh suy.
– Thời gian thu hồi vốn, liệu có quá lâu hay không?
– Thời gian sử dụng có đủ lâu hay không? Hay chưa thu hồi vốn kịp đã bị chê hay bị hư?
– Có muốn kinh doanh cũng chưa chắc có đất để làm, nguồn quỹ đất từ đâu?
Và nhiều câu hỏi băn khoăn khác…

(còn tiếp)
Kỳ 2: Tâm lý của dân phủi và thực trạng kinh doanh sân bóng hiện nay
Bạn muốn trao đổi hay đóng góp ý kiến, xin đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi: conhantao@horeca.vn
hoặc Mr Nhã: 0989032612,

Chuyên mục:KINH DOANH